image banner
TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO CHÍ NĂM 2023

 

TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN BÁO CHÍ NĂM 2023       

Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố quan tâm triển khai thực hiện Luật Báo chí năm 2016, Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND, ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, định hướng dư luận trên địa bàn thành phố, báo chí thực sự là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Nhiều thông tin báo chí phản ánh được lãnh đạo thành phố, sở, ngành, quận, huyện kịp thời chỉ đạo, xử lý tạo niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, chưa tổ chức xử lý nhanh nhạy, kịp thời những vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến cơ quan, đơn vị, địa phương, hình thành các “điểm nóng” về dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, khó khăn trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của thành phố, địa phương. Hoạt động của một số phóng viên, nhất là cộng tác viên một số cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương khác trên địa bàn thành phố chưa tuân thủ Luật Báo chí, còn biểu hiện tiêu cực trong tác nghiệp; một số bài viết phản ánh phiến diện, một chiều, thiếu tính xây dựng…. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và nhất là truyền thông mạng xã hội thì khủng hoảng truyền thông trở thành một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan, đơn vị. 

Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý khủng hoảng truyền thông; công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, tổ chức, tạo sự đồng thuận của người dân, đồng thời tiếp thu ý kiến của người dân để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thông tin đối ngoại, công tác quản lý nhà nước về báo chí, góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương, đơn vị; thu hút đầu tư, du lịch....

Nhằm tiếp tục cung cấp những thông tin cơ bản nhất về quy định của pháp luật về thông tin đối ngoại cũng như các kỹ năng tiếp xúc và trả lời phỏng vấn báo chí, nhận diện và xử lý khủng hoảng truyền thông…đến các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Sở Thông tin và Truyền thông gửi đến quý đại biểu tài liệu “Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại và công tác báo chí năm 2023”. Nội dung gồm năm phần:

Nội dung

Trang

Phần I: Một số văn bản Quy phạm pháp luật về công tác thông tin đối ngoại.

4

I. Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

4

II. Thông tư số 03/2019/TT-BTTTT, ngày 06/5/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

15

III. Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng

21

Phần II: Một số văn bản về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

33

I. Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước

33

II. Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách

41


III. Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng

45

IV. Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 01/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng

55


V. Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 08/8/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố

64

Phần III: Một số nội dung cơ bản của Luật Báo chí; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

69

A- HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

69

b- PhÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

76

Phần IV: Một số nội dung cơ bản của Luật tiếp cận thông tin.

81

Phần V: Một số kỹ năng tiếp xúc, xử lý thông tin báo chí.

89

Sở Thông tin và Truyền thông trân trọng giới thiệu!


Phần I

MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

I. Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 72/2015/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

                      Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2015

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc quản lý và triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại

1. Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các điều ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại.

2. Bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt Nam; bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Không kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.

4. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng như các chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đã được phê duyệt; không đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.

Điều 4. Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại.

a) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan thực hiện quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.

b) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.

c) Các Bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước hoạt động thông tin đối ngoại ở địa phương.

2. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại:

a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về hoạt động thông tin đối ngoại.

b) Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học về thông tin đối ngoại; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

c) Quản lý, hướng dẫn, chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam; chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí của nước ngoài; cung cấp thông tin cho người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.

d) Hợp tác quốc tế về hoạt động thông tin đối ngoại,

đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.

e) Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 5. Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại

Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Hằng năm, căn cứ kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được cấp có thẩm quyền giao, các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị mình gửi cơ quan tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương II
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 6. Thông tin đối ngoại

Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.

Điều 7. Cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam

1. Thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác.

2. Thông tin chính thức về Việt Nam do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.

3. Thông tin chính thức về Việt Nam được cung cấp bằng các hình thức sau đây:

a) Phát ngôn chính thức tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, họp báo quốc tế, họp báo trong nước.

b) Phát ngôn chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước.

c) Hoạt động đối ngoại của các cơ quan quản lý nhà nước.

d) Hoạt động đối ngoại, phát ngôn, tổ chức sự kiện, đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử và hoạt động khác của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.

đ) Các chương trình, sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

e) Đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, trang thông tin điện tử đối ngoại, Cổng thông tin điện tử các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

g) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài của các cơ quan nhà nước.

4. Việc cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 8. Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam

1. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam.

2. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.

3. Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam được cung cấp qua các hình thức sau đây:

a) Xuất bản phẩm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

b) Sự kiện được tổ chức tại Việt Nam và nước ngoài.

c) Các sản phẩm báo chí của phương tiện thông tin đại chúng.

d) Các sự kiện do Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài tổ chức.

đ) Các sản phẩm của các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài.

e) Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Việc cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam dưới mọi hình thức phải tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam, pháp luật nước sở tại.

Điều 9. Cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam

1. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình thế giới trên các lĩnh vực, thông tin về quan hệ giữa Việt Nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh giữa Việt Nam với các nước; phục vụ phát triển kinh tế đất nước; thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

2. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam do Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan tổ chức khác của Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí trực thuộc Chính phủ (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam), phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, thu thập, tổng hợp và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền, báo chí và người dân Việt Nam.

3. Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam được cung cấp bởi các cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 2 Điều này bằng các hình thức sau đây:

a) Qua người phát ngôn.

b) Đăng tải qua cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử.

c) Tại các cuộc họp báo định kỳ và giao ban báo chí.

d) Qua các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Việc cung cấp thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam được thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến các hình thức nêu tại Khoản 3 Điều này.

Điều 10. Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ

1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam trên các lĩnh vực.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan khi nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh Việt Nam của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước có trách nhiệm chủ động cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ; triển khai các biện pháp thông tin tuyên truyền cần thiết để bảo vệ và nâng cao uy tín, hình ảnh của Việt Nam.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ, cơ quan liên quan, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài để phát hiện các thông tin sai lệch về Việt Nam, thông báo cho Bộ, cơ quan liên quan để chủ động cung cấp thông tin giải thích, làm rõ, đồng gửi cho Bộ Thông tin và Truyền thông biết để theo dõi, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 11. Trang thông tin điện tử đối ngoại

1. Trang thông tin điện tử đối ngoại có nhiệm vụ cung cấp thông tin chính thức và thông tin quảng bá về Việt Nam thông qua mạng internet.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có trách nhiệm quản lý, vận hành trang thông tin điện tử đối ngoại; bảo đảm cập nhật đầy đủ thông tin đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thông tin đối ngoại.

Điều 12. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại

1. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại là hệ thống dữ liệu được số hóa, tích hợp từ các hệ thống dữ liệu của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhằm phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại.

2. Cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại là nguồn cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam cho các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài, phục vụ công tác tra cứu, tìm hiểu, nghiên cứu về Việt Nam.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.

Điều 13. Xuất bản phẩm thông tin đối ngoại

1. Các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại là các sản phẩm xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài để cung cấp thông tin chính thức về Việt Nam và quảng bá hình ảnh Việt Nam tới cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại trong một số lĩnh vực đặc thù.

Điều 14. Sự kiện tổ chức tại nước ngoài

1. Các sự kiện ở nước ngoài gồm Ngày Việt Nam ở nước ngoài và các sự kiện khác do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức nhằm quảng bá đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam, tăng cường tình hữu nghị và quan hệ với các nước, vận động thu hút đầu tư, du lịch, trao đổi thương mại, mở rộng hợp tác.

2. Thủ tướng Chính phủ quy định việc tổ chức Ngày Việt Nam ở nước ngoài.

3. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam tại nước ngoài, Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các sự kiện ở nước sở tại.

4. Cơ quan chủ trì tổ chức sự kiện ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả tổ chức sự kiện ở nước ngoài theo quy định, đồng gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo.

Điều 15. Hoạt động hỗ trợ, hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài để quảng bá Việt Nam tại nước ngoài

1. Các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông, phóng viên nước ngoài được hỗ trợ, tạo điều kiện trong hoạt động viết tin, bài, sản xuất chương trình và thực hiện các xuất bản phẩm nhằm giới thiệu về Việt Nam trên các phương tiện thông tin, đại chúng của nước ngoài.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện việc hỗ trợ, hợp tác được quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Hoạt động thông tin, báo chí của cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định về hoạt động, thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản pháp luật liên quan.

Điều 16. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình nước sở tại, quan hệ song phương và các thông tin khác vào Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9 Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin về Việt Nam nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua trang thông tin điện tử của Cơ quan đại diện, các hoạt động họp báo, trả lời phỏng vấn và các hoạt động khác. Bộ Ngoại giao chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.

3. Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xây dựng trang thông tin điện tử bằng tiếng Anh và tiếng bản địa; cập nhật thông tin về Việt Nam từ hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại.

Điều 17. Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài

1. Cơ quan thường trú các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là cơ quan thường trú báo chí) cung cấp thông tin tình hình nước sở tại vào Việt Nam cho các cơ quan báo chí trực thuộc Chính phủ.

2. Cơ quan thường trú báo chí thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

b) Phối hợp, thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin, báo chí.

3. Cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam chỉ đạo cơ quan thường trú báo chí của mình cung cấp thông tin và tham gia các hoạt động phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông; định kỳ, đột xuất báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao về tình hình hoạt động thông tin đối ngoại của cơ quan thường trú của mình.

Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 18. Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về thông tin đối ngoại.

2. Hướng dẫn nội dung thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, ở trong và ngoài nước.

5. Xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp, cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước với các cơ quan báo chí.

6. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan báo chí, xuất bản, đội ngũ biên tập viên, biên dịch viên.

7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật.

8. Xây dựng, trình Chính phủ báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại; hướng dẫn nội dung và thời điểm lấy số liệu báo cáo.

9. Sơ kết, tổng kết hoạt động thông tin đối ngoại; khen thưởng, kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 19. Bộ Ngoại giao

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài.

2. Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế; chuẩn bị trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao cho phóng viên nước ngoài.

3. Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao và phối hợp hướng dẫn đưa tin về tình hình quốc tế, tin trong nước liên quan đến đối ngoại.

4. Theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại.

5. Hướng dẫn, cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài; cung cấp thông tin cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế; cung cấp thông tin tình hình thế giới cho người dân Việt Nam.

Điều 20. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan cung cấp thông tin, giới thiệu quảng bá văn hóa, du lịch Việt Nam.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan liên quan trong việc tổ chức các sự kiện ở địa bàn ngoài nước thuộc lĩnh vực quản lý.

3. Chỉ đạo các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài thực hiện công tác thông tin đối ngoại tại địa bàn, sử dụng có hiệu quả và tạo điều kiện cho các cơ quan liên quan sử dụng các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 21. Bộ Công an

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo mật trong hoạt động thông tin đối ngoại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước, nhằm bảo đảm các hoạt động thông tin đối ngoại tuân thủ các quy định của Nghị định này.

2. Theo dõi, tổng hợp thông tin liên quan đến an ninh đối ngoại để đề xuất chủ trương, biện pháp giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về Việt Nam.

3. Bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động thông tin đối ngoại theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước; phát hiện và đấu tranh chống các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng thông tin đối ngoại chống Việt Nam,

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại chuyên ngành, thông qua các kênh và biện pháp đặc thù, góp phần bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam.

Điều 22. Bộ Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định dự toán ngân sách hằng năm cho các hoạt động thông tin đối ngoại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Bảo đảm nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động thông tin đối ngoại đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các văn bản về cơ chế, chính sách, định mức kinh phí cho các hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 23. Bộ Nội vụ

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Ngoại giao ban hành văn bản hướng dẫn về việc kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.

Điều 24. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức cung cấp thông tin cho người dân hiểu về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, về những cơ hội, rủi ro, thách thức trong quá trình hội nhập; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin đối ngoại cho cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại.

2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, các kế hoạch công tác thông tin đối ngoại của cơ quan, địa phương mình.

3. Hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại và dự toán kinh phí của đơn vị, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của đơn vị, gửi về cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Cập nhật thông tin, xây dựng hệ thống dữ liệu về Bộ, ngành, địa phương mình, tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.

5. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong hoạt động thông tin đối ngoại.

6. Sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin đối ngoại theo phạm vi quản lý, gửi báo cáo về Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

7. Phân công tổ chức hoặc cá nhân phụ trách triển khai hoạt động thông tin đối ngoại.

8. Bảo mật thông tin trong phạm vi quản lý của mình theo quy định về bảo mật thông tin; có trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo về hoạt động thông tin đối ngoại trong phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình.

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2015.

2. Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 26. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Nghị định này theo phân công của Chính phủ.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


Đã ký

Nguyễn Tấn Dũng

         

II. Thông tư số 03/2019/TT-BTTTT, ngày 06/5/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định việc đăng phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí


BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

Số: 03/2019/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC ĐĂNG, PHÁT NỘI DUNG

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO CHÍ

 

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;

Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí; việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí; quyền và trách nhiệm của cơ quan báo chí, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí; Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Báo chí đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quy hoạch báo chí đối ngoại.

2. Báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại là báo in, báo điện tử, kênh phát thanh, kênh truyền hình không bao gồm báo chí đối ngoại quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 4. Nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

Nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam, thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam và thông tin giải thích, làm rõ quy định tại khoản 1 các Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 5. Nguyên tắc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí

1. Đăng, phát nội dung thông tin đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân Việt Nam.

2. Không đăng, phát nội dung thông tin ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế, hình ảnh Việt Nam; gây phương hại đến quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước; kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.

Chương II

YÊU CẦU VỀ VIỆC ĐĂNG, PHÁT NỘI DUNG

THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN BÁO CHÍ

Điều 6. Đối với báo chí đối ngoại

1. Đối với thông tin về các vấn đề quan trọng của Việt Nam và thế giới: Sau khi nhận được quan điểm của Nhà nước Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, việc đăng, phát được thực hiện như sau:

a) Vị trí đăng, phát: Trang nhất đối với báo in; trang chủ đối với báo điện tử; bản tin thời sự đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại;

b) Thời gian đăng, phát: Chậm nhất 02 giờ đối với báo điện tử; 05 giờ đối với báo điện tử phải chuyển ngữ; 24 giờ đối với báo in; phát vào bản tin thời sự kế tiếp đối với kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại.

2. Đối với thông tin giải thích, làm rõ: Đăng, phát ở vị trí dễ tiếp cận, vào thời gian sớm nhất.

3. Đối với các nội dung thông tin đối ngoại khác quy định tại Điều 4 Thông tư này: Đăng, phát vào thời gian trong ngày.

4. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài:

a) Tăng số lượng tin, bài, chương trình sản xuất tiếng nước ngoài (không qua quy trình chuyển ngữ) để đăng, phát trên báo chí;

b) Chủ động tăng số lượng ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngoài để phục vụ đối tượng thông tin đối ngoại ở các quốc gia khác nhau, trong đó chú trọng phát triển các thứ tiếng ở địa bàn trọng điểm của thông tin đối ngoại theo từng thời kỳ.

Điều 7. Đối với báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại

Khi thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại, khuyến khích:

1. Đăng, phát kịp thời, ở vị trí dễ tiếp cận.

2. Đăng, phát thông tin về quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề trong nước và quốc tế vào thời gian sớm nhất hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Đăng, phát tin, bài, chương trình có nội dung thông tin đối ngoại bằng tiếng nước ngoài hoặc phụ đề bằng tiếng nước ngoài để thúc đẩy hiệu quả thông tin đối ngoại.

4. Các đài phát thanh, truyền hình ở địa phương:

a) Tổ chức phát lại nội dung thông tin đối ngoại đã phát trên đài phát thanh, truyền hình quốc gia trên cơ sở thỏa thuận giữa các cơ quan báo chí về nhu cầu đăng, phát;

b) Cung cấp nội dung thông tin của địa phương để đăng, phát trên báo chí đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh địa phương ra thế giới.

Chương III

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của báo chí đối ngoại

1. Quyền của báo chí đối ngoại:

a) Được Nhà nước ưu tiên đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;

b) Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam và trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài.

2. Trách nhiệm của báo chí đối ngoại:

a) Thiết lập chuyên trang, chuyên mục (đối với báo in, báo điện tử), nhóm chương trình, chuyên đề (đối với kênh phát thanh, truyền hình) về nội dung thông tin đối ngoại;

b) Đảm bảo có phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;

c) Phối hợp, chia sẻ tin, bài, chương trình được Nhà nước đầu tư cho các cơ quan báo chí, tổ chức, các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước;

d) Chủ động đăng, phát các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình quảng bá hình ảnh Việt Nam trên các phương tiện truyền thông của nước ngoài và báo chí của người Việt Nam ở nước ngoài;

đ) Khuyến khích chọn lọc các tin, bài, chương trình phát thanh, truyền hình về thông tin đối ngoại để đăng, phát trên các mạng xã hội, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí, gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu (theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 9. Quyền và trách nhiệm của báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại

1. Quyền của báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại:

a) Được Nhà nước đặt hàng thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí;

b) Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí Việt Nam.

2. Trách nhiệm của báo chí thực hiện việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại:

a) Thông tin tích cực về đất nước và con người Việt Nam trên các lĩnh vực;

b) Khuyến khích mở chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề để tăng cường hiệu quả thông tin đối ngoại và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia;

c) Phân công phóng viên, biên tập viên theo dõi về thông tin đối ngoại;

d) Tổ chức tổng kết, đề xuất khen thưởng, báo cáo kết quả thực hiện nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí khi có yêu cầu.

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí

1. Chỉ đạo, thúc đẩy các cơ quan báo chí đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí theo quy định tại Thông tư này.

2. Hỗ trợ kinh phí (nếu có) cho báo chí thực hiện đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông

1. Chỉ đạo, kiểm tra việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại trên báo chí địa phương.

2. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện các quy định tại Thông tư này về Bộ Thông tin và Truyền thông khi có yêu cầu.

Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Cục Thông tin đối ngoại có trách nhiệm:

a) Theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; tổng hợp kết quả, báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

b) Đánh giá hiệu quả việc đăng, phát nội dung thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí;

c) Cung cấp thông tin, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ về thông tin đối ngoại;

d) Phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển báo chí đối ngoại.

2. Cục Báo chí có trách nhiệm phối hợp theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các cơ quan báo in và báo điện tử.

3. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có trách nhiệm phối hợp theo dõi việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với các đài phát thanh, truyền hình.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Lãnh đạo cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 6 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, điều chỉnh./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban chỉ đạo công tác TTĐN;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các cơ quan báo chí; Chủ quản báo chí;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng; các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TTĐN.(350).

BỘ TRƯỞNG


Đã ký

Nguyễn Mạnh Hùng

III. Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

Số: 42/2018/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hải Phòng, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

trên địa bàn thành phố Hải Phòng


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại;

Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 67/TTr-STTTT ngày 21 tháng 12 năm 2018; Báo cáo thẩm định số 96/BCTĐ-STP ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019 và thay thế Quyết định số 510/2013/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Vụ Pháp chế, Cục TTĐN (Bộ TT&TT);

- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);

- TT Thành ủy, TT HĐND thành phố;

- CT, các PCT UBND TP;

- Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng;

- Ban Tuyên giáo Thành ủy;

- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố;

- Như Điều 3;

- Sở Tư pháp;

- Công báo TP, Báo HP, Đài PT&TH HP, Cổng TTĐT TP;

- CPVP;

- Phòng KTGSTĐKT;

- CV: GD;

- Lưu: VT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH


Đã ký

Nguyễn Văn Tùng

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                   

QUY CHẾ

Quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố Hải Phòng

(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố

2. Đối tượng áp dụng:

Quy chế này áp dụng cho các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động thông tin đối ngoại

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 72/2015/NĐ-CP) và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan Trung ương và các cấp, các ngành của thành phố trong hoạt động thông tin đối ngoại.

3. Bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 3. Nội dung thông tin đối ngoại

1. Thông tin đối ngoại quy định tại Quy chế này bao gồm: Thông tin chính thức về thành phố Hải Phòng, thông tin quảng bá hình ảnh thành phố và thông tin, giải thích, làm rõ.

2. Việc cung cấp thông tin đối ngoại phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Thông tin chính thức về thành phố, thông tin giải thích, làm rõ phải do Ủy ban nhân dân thành phố và các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;

b) Đối với các thông tin về chủ quyền biển, đảo, lãnh thổ, biên giới quốc gia: Thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia khi đăng, phát bản đồ Việt Nam; Sử dụng chính xác tên gọi bằng tiếng Việt đối với các địa danh trên đất liền, tên các đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số thực thể khác theo quy định của pháp luật; Phù hợp với cơ sở pháp lý – lịch sử về xác lập chủ quyền lãnh thổ, pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển ngày 10 thang 12 năm 1982; Kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin nước ngoài về các vấn đề xảy ra trên biển, biên giới quốc gia;

c) Đối với các thông tin về tình hình nhân quyền: Bảo đảm mức độ thường xuyên, chuyên sâu; bảo đảm người dân được tiếp cận thông tin về quyền con người nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Điều 4. Quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại

1. Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn thành phố.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định pháp luật.

3. Nội dung quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 72/2015/NĐ-CP.

Điều 5. Kinh phí cho hoạt động thông tin đối ngoại

Nguồn kinh phí dành cho hoạt động thông tin đối ngoại được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn tài chính hợp pháp khác.

 

Chương II

HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 6. Nội dung kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan căn cứ vào quy hoạch, chương trình, kế hoạch của Chính phủ; mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; các văn bản hướng dẫn công tác thông tin đối ngoại của Bộ Thông tin và Truyền thông để xây dựng dự thảo Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại dài hạn, trung hạn, hàng năm của thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành.

2. Nội dung Kế hoạch thực hiện theo quy định tại Điều 3 và Phụ lục số 01 Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT).

3. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của thành phố để xây dựng Kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại hàng năm của đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 7. Cung cấp thông tin chính thức về thành phố

1. Thông tin chính thức về thành phố là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với thành phố; các chủ trương, chính sách, quy định của thành phố; thông tin về tình hình thành phố trên các lĩnh vực, thông tin về lịch sử thành phố và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

2. Thông tin chính thức về thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố cung cấp; các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Thông tin chính thức về thành phố được cung cấp bằng các hình thức sau đây:

a) Hoạt động đối ngoại, phát ngôn chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước;

b) Phát ngôn chính thức tại các sự kiện, diễn đàn quốc tế, họp báo quốc tế, họp báo trong nước;

c) Các chương trình, sản phẩm báo chí của các cơ quan báo chí thành phố; các chương trình, sản phẩm báo chí hợp tác giữa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện với các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam và nước ngoài;

d) Thông tin đăng tải trên Trang thông tin điện tử, Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội của thành phố;

đ) Xuất bản phẩm phục vụ công tác thông tin đối ngoại của Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện;

e) Hệ thống thông tin đối ngoại, cụm thông tin cơ sở tại các cửa khẩu quốc tế cảng biển, cảng hàng không quốc tế, trung tâm thương mại, du lịch, di tích lịch sử, địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố.

Điều 8. Cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh thành phố

1. Thông tin quảng bá hình ảnh thành phố là thông tin về vùng đất, con người, lịch sử, văn hóa của thành phố; những thành tựu trên các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và trên các lĩnh vực khác của thành phố.

2. Thông tin quảng bá hình ảnh thành phố do các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố cung cấp.

3. Thông tin quảng bá hình ảnh thành phố được cung cấp qua các hình thức sau:

a) Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Thông tin đăng tải trên các Trang thông tin điện tử; Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội của thành phố, Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của thành phố và thông tin đăng tải trên các Trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

c) Xuất bản phẩm phục vụ công tác thông tin đối ngoại của Ủy ban nhân dân thành phố, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và xuất bản phẩm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

d) Các sản phẩm truyền thông, báo chí của các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước; các sản phẩm truyền thông qua Internet;

đ) Các hoạt động truyền thông tại các sự kiện xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của thành phố, các chương trình văn hóa, văn nghệ, hoạt động thể thao, triển lãm, hội chợ, hội thảo quốc tế, hợp tác kinh tế, du lịch, đào tạo và các hoạt động khác được tổ chức trên địa bàn thành phố;

e) Hệ thống thông tin đối ngoại, cụm thông tin cơ sở tại các cửa khẩu quốc tế cảng biển, cảng hàng không quốc tế, trung tâm thương mại, du lịch, di tích lịch sử, địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố.

Điều 9. Cung cấp thông tin giải thích, làm rõ

1. Thông tin giải thích, làm rõ là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về thành phố trên các lĩnh vực.

2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo dõi và tổng hợp các thông tin về thành phố, ngành, đơn vị mình. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin, tài liệu, báo cáo sai lệch ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của thành phố, ngành, đơn vị mình của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các đơn vị có trách nhiệm chủ động cung cấp hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ; tổ chức thông tin, tuyên truyền để bảo vệ và nâng cao uy tin, hình ảnh của thành phố.

3. Thông tin giải thích, làm rõ được triển khai qua các hình thức sau:

a) Ban hành Thông cáo báo chí hoặc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí qua người phát ngôn;

b) Thông tin đăng tải trên các Trang thông tin điện tử, Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội của thành phố và các sản phẩm truyền thông, báo chí của các cơ quan thông tấn, báo chí thành phố;

c) Đại diện lãnh đạo hoặc người phát ngôn của Ủy ban nhân dân thành phố tham gia giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức để cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu;

d) Tổ chức cung cấp thông tin cho các lực lượng tham gia hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 10. Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của thành phố

1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng danh mục các hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của thành phố, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Điều 11. Xuất bản phẩm phục vụ công tác thông tin đối ngoại

1. Xuất bản phẩm thông tin đối ngoại là các sản phẩm xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài để cung cấp thông tin chính thức về thành phố, thông tin quảng bá về hình ảnh của thành phố.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng nội dung về xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm thông tin đối ngoại trong Kế hoạch hàng năm của thành phố.

Chương III

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

Điều 12. Sở Thông tin và Truyền thông

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố:

a) Thực hiện trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT.

b) Xây dựng hệ thống thông tin đối ngoại, cụm thông tin cơ sở tại các cửa khẩu quốc tế cảng biển, cảng hàng không quốc tế, trung tâm thương mại, du lịch, di tích lịch sử, địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố.

2. Thực hiện trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT.

3. Đầu mối phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại đã được phê duyệt.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổng hợp, cung cấp thông tin để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Tổng hợp, theo dõi cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện.

6. Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng phần mềm Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của thành phố theo phân cấp; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với quy trình lưu trữ dữ liệu.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (hoặc đột xuất) theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố về hoạt động thông tin đối ngoại.

8. Phối hợp, hướng dẫn đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử, Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội của thành phố, xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ công tác thông tin đối ngoại.

9. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Công an thành phố và các cơ quan liên quan trong việc quản lý, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài đến hoạt động tác nghiệp trên địa bàn thành phố.

10. Phối hợp với Sở Ngoại vụ và các cơ quan liên quan hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông và phóng viên nước ngoài thực hiện các sản phẩm truyền thông giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở nước ngoài.

Điều 13. Sở Ngoại vụ

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố và các cơ quan có liên quan trong việc quản lý, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông và phóng viên nước ngoài đến hoạt động trên địa bàn thành phố; hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông và phóng viên nước ngoài thực hiện các sản phẩm truyền thông giới thiệu, quảng bá hình ảnh của thành phố.

2. Đầu mối phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài triển khai các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

3. Cung cấp thông tin của thành phố cho Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan chức năng để phục vụ công tác tuyên truyền đối ngoại theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao.

4. Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn đăng tải thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị xã hội của thành phố, xuất bản các xuất bản phẩm phục vụ công tác thông tin đối ngoại.

5. Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài thông tin về thành phố Hải Phòng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố về công tác thông tin đối ngoại.

6. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức các cuộc họp báo quốc tế của lãnh đạo thành phố; chuẩn bị nội dung phỏng vấn của lãnh đạo thành phố với phóng viên nước ngoài theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố; xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp và trả lời phỏng vấn của lãnh đạo thành phố.

7. Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng phần mềm Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của thành phố theo phân cấp; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với quy trình lưu trữ dữ liệu.

8. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao trong việc gắn kết công tác thông tin đối ngoại đối với hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa, thể dục, thể thao và du lịch.

9. Tuyên truyền quảng bá hình ảnh thành phố qua các đoàn nước ngoài đến thăm và làm việc trên địa bàn thành phố.

10. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Hội Nhà báo Hải Phòng, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.

Điều 14. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố

 1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động thông tin đối ngoại.

2. Chỉ đạo Cổng Thông tin điện tử thành phố trong hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định tại Điều 18 Quy chế này.

Điều 15. Sở Tài chính

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định dự toán ngân sách hàng năm cho các hoạt động thông tin đối ngoại, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

2. Bảo đảm nguồn kinh phí trong ngân sách nhà nước của thành phố để thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động thông tin đối ngoại đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách, định mức về kinh phí cho các hoạt động thông tin đối ngoại.

4. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan lập dự toán, thực hiện quyết toán kinh phí hoạt động thông tin đối ngoại.

Điều 16. Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng

1. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động thông tin đối ngoại theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Công an thành phố chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng theo dõi, tổng hợp diễn biến, tình hình, phối hợp xử lý và đề xuất biện pháp xử lý trong công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trí, thù địch, thông tin sai lệch gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của thành phố.

3. Bảo đảm an ninh, trật tự cho hoạt động thông tin đối ngoại, phát hiện và đấu tranh với việc lợi dụng hoạt động thông tin đối ngoại để tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố.

4. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức các hoạt động thông tin đối ngoại chuyên ngành, qua các kênh và biện pháp đặc thù, góp phần bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia, thành phố.

5. Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan trong việc quản lý các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông, phóng viên nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến hoạt động tác nghiệp trên địa bàn thành phố.

Điều 17. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch

1. Chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức các sự kiện phục vụ công tác thông tin đối ngoại của thành phố thuộc lĩnh vực quản lý.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, giới thiệu, quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam, thành phố.

3. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý hoạt động cung cấp thông tin quảng bá hình ảnh của thành phố đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, lữ hành.

Điều 18. Các cơ quan báo chí thành phố, Cổng Thông tin điện tử thành phố

1. Chủ động thông tin về tình hình thành phố; bảo đảm việc cung cấp thông tin theo quy định.

2. Đăng phát kịp thời, chính xác quan điểm của Đảng, Nhà nước và thành phố về các vấn đề quan trọng của Việt Nam, thành phố. Vị trí, ngôn ngữ thể hiện, thời gian đăng, phát thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch và đấu tranh, phản bác các quan điểm thù địch về thành phố trên các lĩnh vực.

4. Khuyến khích thiết lập các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề, xây dựng các tin, bài trực tiếp bằng tiếng nước ngoài nhằm tăng cường hiệu quả thông tin đối ngoại.

5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để trao đổi, đăng, phát kịp thời, chính xác, sinh động với các nội dung thông tin đối ngoại.

Điều 19. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Thực hiện phổ biến các quy định pháp luật về hoạt động thông tin đối ngoại đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý.

2. Chủ trì triển khai hoạt động thông tin đối ngoại theo các nội dung quy định tại Điều 18 Quy chế này trên hệ thống Cổng Thông tin điện tử, Đài Truyền thanh cấp huyện, hệ thống thông tin cơ sở.

3. Rà soát, bố trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại.

4. Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch đã được phê duyệt; tổ chức xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hoạt động thông tin đối ngoại của đơn vị.

5. Lập dự toán kinh phí thực hiện thông tin đối ngoại và tổng hợp vào dự toán ngân sách đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

6. Báo cáo tổng kết thông tin đối ngoại định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Chủ trì xây dựng tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ, đấu tranh với các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

8. Xây dựng, quản lý, khai thác sử dụng Hệ thống dữ liệu quảng bá hình ảnh của thành phố theo phân cấp; thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với quy trình lưu trữ dữ liệu.

9. Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác thông tin đối ngoại.

10. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại theo quy định.

11. Chủ trì, phối hợp triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 20. Nội dung phối hợp hoạt động quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại

1. Xây dựng chương trình, đề án, dự án hoạt động thông tin đối ngoại, dự toán ngân sách.

a) Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng chương trình, đề án, dự án hoạt động thông tin đối ngoại, gửi Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức Hội nghị tư vấn.

b) Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến bằng văn bản có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến.

c) Cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo chương trình, đề án, dự án hoạt động thông tin đối ngoại tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia góp ý, trình Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thẩm định, có ý kiến trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản. Cơ quan, tổ chức soạn thảo tiếp thu ý kiến thẩm định, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện hồ sơ.

d) Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.

2. Triển khai thực hiện các hoạt động thông tin đối ngoại

Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai nhiệm vụ. Việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được thực hiện như sau:

a) Đối với các nội dung liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì tổ chức Hội nghị, hội thảo hoặc trao đổi bằng văn bản để thống nhất nội dung triển khai. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến bằng văn bản có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị tham gia ý kiến.

b) Đối với các vấn đề chưa được pháp luật quy định và nằm ngoài quy định tại Quy chế này, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo, xin ý kiến Ủy ban nhân dân thành phố và các Bộ, ban, ngành Trung ương có liên quan trước khi triển khai thực hiện.

c) Đối với các vấn đề phát sinh, vượt quá thẩm quyền, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ trao đổi, thống nhất ý kiến với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.

3. Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin đối ngoại

a) Cơ quan, tổ chức phát hiện hoặc nhận được thông báo, kiến nghị của các tổ chức, cá nhân về dấu hiệu vi phạm trong hoạt động thông tin đối ngoại có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin. Trường hợp thuộc trách nhiệm quản lý thì xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh thông tin. Trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền thì xử lý hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố xử lý theo quy định; trường hợp vi phạm vượt thẩm quyền thì báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (Thanh tra Bộ, Cục Thông tin đối ngoại); trường hợp vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự thì chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra.

c) Đơn vị chủ trì kiểm tra, xử lý căn cứ kết quả xử lý thực hiện thông báo kết quả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu vi phạm và Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản, trong đó nêu rõ chủ thể, hành vi vi phạm, kết quả xử lý và bản sao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có), trừ trường hợp thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định.

Điều 21. Chế độ báo cáo

1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Xây dựng Báo cáo tổng kết công tác thông tin đối ngoại, gửi về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Thông tin và Truyền thông) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

b) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Ngoại vụ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Xây dựng dự thảo Báo cáo tổng kết công tác thông tin đối ngoại thành phố trước ngày 25 tháng 11 hàng năm, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, ban hành.

b) Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông ti và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Báo cáo tổng kết công tác thông tin đối ngoại thực hiện theo Phụ lục số 02 ban hành Kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT.

                                                                                                  TM.ỦY BAN NHÂN DÂN

                                                                                               CHỦ TỊCH


                                                                                                     
Đã ký

                                                                                                      
Nguyễn Văn Tùng


Phần II

MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ PHÁT NGÔN VÀ

CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO

I. Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2017

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Căn cLuật tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Cơ quan hành chính nhà nước, gồm:

a) Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

b) Tổng cục, cục, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tchức theo ngành dọc đặt tại địa phương;

c) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

2. Cơ quan báo chí, nhà báo và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động báo chí tại Việt Nam.

Điều 3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm:

a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

b) Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi chung là người phát ngôn);

c) Người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính nhà nước được người đứng đầu ủy quyền thực hiện phát ngôn (sau đây gọi chung là người được ủy quyền phát ngôn) hoặc giao nhiệm vụ phối hp cùng người phát ngôn thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đề cụ thể được giao.

2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cục, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương, gồm:

a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

b) Trường hợp người đứng đầu cơ quan hành chính không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;

b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

4. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước.

5. Người phát ngôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để người đứng đu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

6. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.

Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có trang thông tin điện tử) trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.

7. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.

8. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.

Điều 4. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Tổ chức họp báo.

2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.

3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.

4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.

5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.

6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.

Chương II

PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

Điều 5. Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ

1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng một lần về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo, cung cp thông cáo báo chí và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Cổng thông tin điện tử của Chính phủ có trách nhiệm cập nhật thông tin theo các quy định hiện hành để cung cấp kịp thời, chính xác thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí trong cả nước.

2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức cung cp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình, thông qua các hình thức sau:

a) Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

b) Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí;

c) Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức;

d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định hiện hành.

3. Tổng cục, cục, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

b) Cử người phát ngôn cung cấp thông tin tại họp báo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu;

c) Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tchức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản;

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương và Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.

d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành.

4. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc các hình thức quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường

1. Trường hp xảy ra sự cố mang tính quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đng, trừ trường hợp ban bố tình trạng khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ hoặc người phát ngôn của Chính phủ thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ngay sau khi sự cố xảy ra và thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.

2. Đối với sự cố liên quan đến nhiều bộ, ngành, nhiều tỉnh, thành phố, bộ, cơ quan ngang bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc trung ương được Chính phủ giao chủ trì xử lý phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên trong quá trình xử lý sự cố.

3. Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:

a) Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đcảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.

Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nht là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.

b) Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại điểm a khoản 3 Điều này.

c) Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể trực tiếp phát ngôn hoặc giao nhiệm vụ cho người phát ngôn của cơ quan hoặc ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính thực hiện phát ngôn và cung cp thông tin cho báo chí theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

2. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị các thông tin và chế độ phát ngôn của cơ quan mình.

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn

1. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

2. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định này; đtrả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin.

3. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chi, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật báo chí.

4. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

5. Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khi kiện tại Tòa án.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên

1. Cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội dung phát ngôn và thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn, tên cơ quan hành chính nhà nước của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó.

2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đối với các nội dung đăng tải không chính xác. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật báo chí.

Điều 10. Xử lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 3 năm 2017.

2. Nghị định này bãi bcác quy định của Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

II. Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
____________

Số:     7 /CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________________________

Hà Nội, ngày   21    tháng 3 năm 2023

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách

_______________

Truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng quan trọng của cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Báo chí và các loại hình truyền thông khác là kênh thông tin, là phương thức cơ bản, quan trọng để thực hiện việc truyền thông chính sách.

Thời gian qua công tác truyền thông chính sách được quan tâm triển khai tích cực và thường xuyên trong quá trình xây dựng thực thi và hoàn thiện chính sách. Tuy nhiên công tác truyền thông vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa có đội ngũ cán bộ làm truyền thông chính sách chuyên trách, chuyên nghiệp; chưa thấy được tầm quan trọng của việc phải bố trí nguồn lực phù hợp (cả nhân lực, điều kiện làm việc và kinh phí) cho công tác truyền thông chính sách. Việc thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin truyền thông đã để xảy ra những sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay, công tác truyền thông chính sách cần được chú trọng, nâng cao tính chuyên nghiệp trong toàn hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận, nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc thực thi chính sách. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Thực hiện và chỉ đạo thực hiện tốt việc công khai thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin; Luật Báo chí; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”. Chủ động, đổi mới phương thức truyền thông và hình thức cung cấp thông tin cho báo chí đảm bảo tính công khai, minh bạch và đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của các cơ quan báo chí, nhà báo. Tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn giữa các bộ, ngành, cơ quan làm công tác truyền thông chính sách.

b) Quan tâm bố trí, sắp xếp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ làm công tác truyền thông chính sách bảo đảm phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Bố trí cán bộ phụ trách công tác truyền thông chính sách ở bộ, ngành, địa phương.

c) Xây dựng kế hoạch truyền thông hằng năm và linh hoạt triển khai hoạt động truyền thông từ khi hoạch định chủ trương, xây dựng, hoàn thiện, ban hành và thực thi chính sách; bố trí bộ phận truyền thông chính sách tham gia góp ý, phản biện trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

d) Ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản trị thông tin truyền thông để phát hiện, dự báo các xu hướng thông tin tích cực và tiêu cực, có lợi và bất lợi cho công tác chỉ đạo điều hành. Nghiên cứu và triển khai các mô hình truyền thông chính sách mới trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế để vận dụng linh hoạt, phù hợp vào hoàn cảnh của Việt Nam.

đ) Chủ động kết nối, phát triển mạng lưới truyền thông; bố trí kinh phí để tăng cường công tác truyền thông chính sách. Nghiên cứu việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ truyền thông chính sách phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật.

2. Văn phòng Chính phủ:

Chủ động cung cấp thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí để thực hiện tốt, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan, rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả của các cơ quan báo chí, truyền thông, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông chính sách.

b) Đẩy mạnh truyền thông chính sách trên nền tảng số. Sử dụng công nghệ rà quét, đánh giá xu hướng thông tin trên báo chí, truyền thông để nắm bắt các vấn đề phát sinh trong công tác truyền thông chính sách. Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam và các bộ, ban, ngành, địa phương chủ động định hướng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho báo chí và các phương thức truyền thông khác về những vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

c) Chủ động đấu tranh bóc gỡ, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ chính quyền với nhân dân, xuyên tạc chủ trương chính sách, gây mất đoàn kết trong xã hội; phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

d) Quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, đảm bảo những thông tin chính thống, tích cực về đời sống xã hội trên báo chí phải là dòng chảy chính. Xây dựng và triển khai các chương trình bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ truyền thông của các bộ, ngành và địa phương trong công tác truyền thông chính sách, kỹ năng cung cấp thông tin cho báo chí, kỹ năng, quy trình, cẩm nang xử lý thông tin và ứng phó với khủng hoảng truyền thông trên không gian mạng.

đ) Xây dựng mạng lưới kết nối truyền thông của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện hiệu quả công tác truyền thông chính sách và kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập các Tổ công tác xử lý sự cố, khủng hoảng truyền thông trong trường hợp cần thiết.

4. Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện tốt Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”.

b) Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc trin khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân, trong đó có tăng cường truyền thông chính sách.

 5. Bộ Nội vụ:

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông, bảo đảm phù hợp với quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

6. Bộ Ngoại giao:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai công tác truyền thông chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

7. Bộ Tài chính:

Bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước để thực hiện công tác truyền thông chính sách của các bộ, cơ quan trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

8. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương trong công tác truyền thông chính sách; tăng cường, nâng cao chất lượng truyền thông chính sách, đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí, ứng dụng công nghệ, đổi mới phương thức truyền thông đa phương tiện để tạo hiệu quả truyền thông chính sách.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,

  TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;

- Lưu: VT, KGVX (2).

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Trần Hồng Hà

III. Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2017/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 20 tháng 12 năm 2017

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/ 6/ 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/ 6/2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05/ 4 /2016;

Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 74/TTr-STTTT ngày 05/12/2017; Báo cáo thẩm định số 71/BCTĐ-STP ngày 04/12/2017 của Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2017 và thay thế Quyết định số 596/2014/QĐ-UBND ngày 14/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; các tổ chức cấp tỉnh thuộc cơ quan trung ương tại Hải Phòng; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Bộ TT&TT;
- Cục KT VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU; TTHĐND TP;
- CT; các PCT UBND TP;
- VP UBNDTP: các PCVP, CV;
- VP Đoàn ĐBQH;
- Báo H
ải Phòng, Đài PTTH HP;
- Như đi
ều 3;
- Sở Tư pháp;
- C
ổng TTĐT TP, Công báo;
- Lưu: VT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CH
Ủ TỊCH





Nguy
ễn Văn Tùng

QUY CHẾ

PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA

CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quy
ết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về người phát ngôn, chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan hành chính nhà nước, gồm:

a) Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng;

b) Các cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban dân thành phố Hải Phòng;

c) Ủy ban nhân dân quận, huyện (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

d) Các tổ chức thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố Hải Phòng.

2. Cơ quan báo chí, nhà báo và đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân thành phố, gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

b) Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (sau đây gọi chung là Người phát ngôn);

c) Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền thực hiện phát ngôn trong từng vụ việc cụ thể (sau đây gọi là người được ủy quyền phát ngôn).

2. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và các tổ chức thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố Hải Phòng, gồm:

a) Người đứng đầu cơ quan;

b) Trường hợp người đứng đầu cơ quan không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã, gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;

b) Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

4. Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người phát ngôn phải được công bố bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử thành phố, Cổng thông tin điện tử thành phần của từng đơn vị.

5. Người phát ngôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

6. Việc ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.

Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có trang thông tin điện tử) trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.

7. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.

8. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp.

Điều 4. Hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Tổ chức họp báo.

2. Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.

3. Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.

4. Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.

5. Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.

6. Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.

Chương II

PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

Điều 5. Phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ

1. Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố, thông qua các hình thức sau:

a) Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử thành phố theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

b) Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí;

c) Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức và tại Giao ban báo chí định kỳ hàng tuần của thành phố do Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo quy định hiện hành.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các tổ chức thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố Hải Phòng và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình theo quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

b) Cử người phát ngôn cung cấp thông tin tại họp báo của Ủy ban nhân dân thành phố khi có yêu cầu;

c) Trường hợp cần thiết, các đơn vị tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản; thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức hoặc tổ chức họp báo theo quy định tại Điều 41 Luật Báo chí năm 2016.

d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử thành phố theo quy định hiện hành.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc các hình thức quy định tại Điều 4 Quy chế này.

Điều 6. Phát ngôn và cung cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường

Người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường sau đây:

1. Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận về quan điểm và cách xử lý của Ủy ban nhân dân thành phố, của các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan đối với các sự kiện, vấn đề liên quan, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là 24 giờ, kể từ khi vụ việc xảy ra.

2. Khi cơ quan báo chí, Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy hoặc Sở Thông tin và Truyền thông có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại khoản 1 Điều này.

3. Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu bằng văn bản cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật, đồng thời gửi một bản cho Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc việc cải chính.

Điều 7. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

1. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước có thể trực tiếp phát ngôn hoặc giao nhiệm vụ cho người phát ngôn của cơ quan hoặc ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan hành chính thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 3 Quy chế này.

2. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tổ chức chỉ đạo việc chuẩn bị các thông tin và chế độ phát ngôn của cơ quan mình; xem xét hỗ trợ kinh phí cho người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của cơ quan mình để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí với định mức cụ thể theo quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của từng đơn vị.

Điều 8. Quyền và trách nhiệm của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn

1. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn được nhân danh đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

2. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Quy chế này; để trả lời các phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin.

3. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí năm 2016.

4. Người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

5. Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.

Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan báo chí, nhà báo và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng

1. Cơ quan báo chí, nhà báo và các đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng có trách nhiệm xuất trình Thẻ nhà báo hoặc Giấy giới thiệu khi đến làm việc với người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn. Giấy giới thiệu phải ghi rõ thời gian, những nội dung, mục đích đề nghị người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thông tin.

2. Cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội dung phát ngôn và thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn, tên cơ quan hành chính nhà nước của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó.

3. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đối với các nội dung đăng tải không chính xác. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí năm 2016.

Điều 10. Xử lý vi phạm

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông

1. Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố trong công tác quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn; tổ chức kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước và việc đăng, phát thông tin của các cơ quan báo chí.

2. Đánh giá tình hình cung cấp thông tin, đăng, phát, tiếp thu và xử lý thông tin 6 tháng và hàng năm, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện Quy chế này.

3. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố các biện pháp để nâng cao hiệu quả cung cấp, đăng, phát, tiếp thu và xử lý thông tin do báo chí phản ánh.

4. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức họp báo theo quy định của pháp luật; phục vụ họp báo do Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức.

5. Đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định trong Quy chế này vào đợt sơ kết, tổng kết đánh giá công tác hàng năm.

6. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung cải chính hoặc làm rõ thêm những thông tin liên quan đến nội dung báo chí nêu và yêu cầu cơ quan báo chí cải chính (nếu có) về việc đăng tải thông tin sai sự thật.

Điều 12. Trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố và thuộc các cơ quan trung ương đặt tại Hải Phòng

1. Thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông kết quả tiếp thu, phản hồi thông tin trên báo chí; đề xuất các kiến nghị đảm bảo việc xử lý thông tin trên báo chí có hiệu quả.

2. Chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin báo chí phản ánh và thực hiện việc trả lời; trường hợp không đồng ý với thông tin do báo chí đăng tải, phát sóng phải có phản hồi cụ thể bằng văn bản và thực hiện quyền yêu cầu cải chính theo quy định./.

IV. Quyết định số 664/QĐ-UBND ngày 01/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 664/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 01 tháng 3 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THEO DÕI, XỬ LÝ THÔNG TIN XẤU,

ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05/4/2016;

Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018;

Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;

Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng;

Căn cứ Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, vin thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;

Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-BTTTT ngày 26/5/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tăng cường công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng internet;

Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 20/3/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường các biện pháp phòng, chng thông tin xấu, độc trên không gian mạng;

Căn cứ Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 211/STTTT-TTra ngày 14/02/2022.

     QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ TT&TT;
- TTT
U, TTHĐND TP;
- Các Ban HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- CVP, các PCVP UBND TP;
- Công báo TP, Báo HP, Đài PT&TH HP, Cổng TTĐT TP;
- Ph
òng KSTTHC;
- Lưu: VT.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hoàng Minh Cường

 


QUY CHẾ

PHỐI HỢP THEO DÕI, XỬ LÝ THÔNG TIN XẤU, ĐỘC

TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
(Kèm theo Quyết định số 664 QĐ-UBND ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích phối hợp

1. Thiết lập cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng có liên quan đến thành phố Hải Phòng.

2. Phát huy vai trò, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin điện tử; phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng đthực hiện cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin xấu, độc.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng có liên quan đến thành phố Hải Phòng, làm cản trở đến sự phát triển của thành phố, gây bức xúc dư luận trong Nhân dân và các thông tin xấu, độc trên không gian mạng khác mà các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương yêu cầu phối hợp xử lý.

2. Quy chế này áp dụng đối với các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Thông tin xấu, độc là các thông tin vi phạm quy định tại:

1. Điều 9, Luật Báo chí ngày 05/4/2016;

2. Khoản 1, Điều 8, Luật An ninh mạng ngày 12/6/2018;

3. Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ quy định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.

Điều 4. Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác phối hợp theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng được thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; tuân thủ chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố và quy định của pháp luật.

2. Việc theo dõi, tiếp nhận, kiểm chứng, định hướng, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng phải kịp thời, chính xác; đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, không cản trở tự do báo chí, tự do ngôn luận; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước.

Điều 5. Phương thức phối hợp

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt thông tin; khi phát hiện những nội dung thông tin cần xem xét, xử lý thì chủ động sử dụng ngay các biện pháp ngăn chặn trong phạm vi khả năng và quyền hạn của đơn vị mình, đồng thời thông báo cho cơ quan chủ trì (Sở Thông tin và Truyền thông) để phối hợp xử lý.

Các hình thức thông báo khi phát hiện những vấn đề xem xét, xử lý, gồm:

a) Thông qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử, văn bản điện tử hoặc các phương tiện điện tử khác;

b) Thông qua văn bản gửi/nhận theo đường bưu điện;

c) Thông qua ứng dụng quản lý văn bản dùng chung.

2. Tùy theo tính chất, nội dung thông tin, vấn đề cần xử lý, các phương thức phối hợp gồm:

a) Tổ chức họp bàn, thống nhất việc kiểm tra, xác minh, thẩm định những thông tin xấu, độc trên không gian mạng cần xử lý; thống nhất đưa ra phương án, biện pháp và cách thức xử lý.

b) Lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan phối hợp về việc kiểm tra, xác minh, thẩm định, hướng xử lý thông tin có nội dung xấu, độc trên không gian mạng.

3. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cử cán bộ đầu mối có năng lực, trình độ tham gia phối hợp trong công tác theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tạo điều kiện để cán bộ thực hiện và hoàn thành tốt trách nhiệm trong quá trình phối hợp, xử lý nội dung thông tin vụ việc.

Chương II

NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 6. Nội dung phối hợp

1. Định hướng, hướng dẫn việc cung cấp thông tin trên không gian mạng; tổ chức tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, các cá nhân, tổ chức.

2. Dự báo diễn biến, xu hướng chính trị tư tưởng, dư luận xã hội của cán bộ, đảng viên, Nhân dân; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

3. Theo dõi, nắm bắt, phát hiện kịp thời những thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

4. Kiểm tra, xác minh và thẩm định nội dung thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

5. Xử lý hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

6. Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về kết quả xử lý hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin xấu, độc trên không gian mạng để tuyên truyền; kết hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin trên không gian mạng đến tổ chức, cá nhân.

Điều 7. Trách nhiệm phối hợp

1. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng:

- Tổ chức theo dõi, tiếp nhận, tổng hợp thông tin xấu, độc trên không gian mạng có liên quan đến thành phổ thông qua Thanh tra Sở.

- Triển khai các phương thức phối hợp để kiểm tra, xác minh, thẩm định thông tin vi phạm.

- Tiến hành tổ chức xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền; chuyển các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan xử lý theo chức năng, nhiệm vụ hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xử lý trong trường hợp vượt thẩm quyền.

b) Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Công an thành phố, Hội Nhà báo thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền các cấp chủ động, kịp thời thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo thành phố trên không gian mạng; thực hiện xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.

c) Chủ trì tổ chức thực hiện theo dõi, tiếp nhận, tổng hợp thông tin xấu, độc trên không gian mạng có liên quan đến thành phố. Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị để phối hợp kiểm tra, xác minh, thẩm định, đề xuất hướng xử lý những hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

d) Thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra, rà soát các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội để kịp thời phát hiện những thông tin xấu, độc và phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

đ) Tổ chức xây dựng, triển khai hoặc tiếp nhận, quản lý, khai thác các cơ sở dữ liệu, hệ thống giám sát, quản lý thông tin trên không gian mạng do các cơ quan chức năng chuyển giao.

e) Hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất; xử lý thông tin trên không gian mạng theo quy định của pháp luật; tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

g) Tham mưu, kiến nghị, đề xuất Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo gỡ bỏ kịp thời thông tin về thành phố có nội dung vi phạm pháp luật, thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

h) Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về thông tin trên không gian mạng theo thẩm quyền; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có liên quan xử lý theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

i) Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan báo chí của thành phố và văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các báo trung ương, báo tỉnh, thành phố bạn trên địa bàn kịp thời cung cấp thông tin chính thống nhằm định hướng dư luận và phản bác các thông tin xấu độc trên không gian mạng.

2. Công an thành phố

a) Tổ chức nắm bắt tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng, chống tội phạm mạng; tiếp nhận điều tra, xác minh, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng thuộc chức năng, nhiệm vụ.

b) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng không gian mạng nhằm mục đích cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin xấu, độc, xâm phạm quyền và lợi ích hp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

3. Hội Nhà báo thành phố

a) Quán triệt các Chi hội và hội viên chấp hành nghiêm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Người làm báo Việt Nam.

b) Phối hợp, tổ chức thực hiện theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, tiếp nhận, kiểm tra, xác minh và tham gia thẩm định, xử lý các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

c) Xử lý nghiêm đối với hội viên vi phạm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam, Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Người làm báo Việt Nam.

4. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

a) Chủ trì việc nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng. Dự báo diễn biến, xu hướng chính trị tư tưởng, dư luận xã hội của cán bộ, đảng viên, Nhân dân; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.

b) Chủ trì chỉ đạo công tác nắm, định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, nội dung thông tin tuyên truyền; nội dung đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, đặc biệt là đối với các vấn đề nổi cộm, nhạy cảm, phức tạp được Nhân dân quan tâm; không để xảy ra các ”điểm nóng chính trị - xã hội” để các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc, chống phá, kích động.

c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan đánh giá, thẩm định và đề xuất hướng xử lý các hành vi đăng tải thông tin có nội dung xấu, độc trên không gian mạng.

5. Đề nghị Ban Nội chính Thành ủy

a) Chủ động phối hợp theo dõi, phát hiện, tiếp nhận, kịp thời kiến nghị cơ quan chức năng xử lý các thông tin có nội dung xấu, độc trên không gian mạng liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, lĩnh vực nội chính Đảng, công tác tư pháp, công tác phòng chống tham nhũng trên địa bàn.

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá, thẩm định và đề xuất hướng xử lý các hành vi đăng tải thông tin có nội dung xấu, độc đối với những vấn đề có liên quan trên không gian mạng.

6. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các quận, huyện

a) Tăng cường tuyên truyền, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân khi sử dụng Internet và mạng xã hội, kỹ năng nhận diện, xử lý thông tin xấu, độc. Quản lý, kiểm tra, giám sát việc sử dụng Internet và mạng xã hội của cán bộ, công chức, viên chức để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lan truyền, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xấu, độc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác quản lý, điều hành của thành phố, lộ lọt bí mật Nhà nước, trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội.

b) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, thông tin trên không gian mạng phản ánh những vấn đề phức tạp, tiêu cực, bức xúc trong dư luận liên quan đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa phương, địa bàn quản lý để chủ động thông báo, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chức năng liên quan kịp thời xử lý dứt điểm theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật nhằm tránh tình trạng các vụ việc phức tạp, bức xúc kéo dài, tạo điều kiện cho đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc tình hình, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong Nhân dân.

c) Tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp theo đề nghị của cơ quan chức năng và tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền của cơ quan, đơn vị. Kết quả xử lý báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, đồng gửi Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi, tổng hợp.

d) Thực hiện nghiêm túc quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; cử người phát ngôn, trong mọi tình huống bảo đảm thông tin được cung cấp nhanh nhất, không bị động, bất ngờ; tuân thủ kỷ luật phát ngôn, thống nhất đầu mối phát ngôn, tránh tình huống cùng một sự việc nhưng các ngành, địa phương phát ngôn không thống nhất dẫn đến bị suy diễn, xuyên tạc; trong trường hợp phát sinh sự việc, sự kiện đột xuất thì chậm nhất sau 02 giờ kể từ khi phát sinh sự việc, sự kiện nên cung cấp thông tin ban đầu cho các cơ quan truyền thông của thành phố, trong đó nêu rõ quan điểm chỉ đạo và giải pháp xử lý bước đầu (nếu có) để chủ động phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng truyền thông.

đ) Tổ chức quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng mạng, cổng/trang thông tin điện tử và các hệ thống thông tin của cơ quan; kết hợp thực thi đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin nhằm ngăn chặn việc xâm nhập trái phép, can thiệp và lợi dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin xấu, độc.

7. Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Cổng thông tin điện tử thành phố

a) Tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin điện tử, các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin trên không gian mạng đến các tổ chức, cá nhân; tích cực tuyên truyền đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc, trên không gian mạng.

b) Phối hợp theo dõi, tiếp nhận, kiểm tra, xác minh, thẩm định và đề xuất hướng xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

c) Chủ động nắm thông tin, kịp thời đăng tải thông tin chính thống để định hướng dư luận, phản bác ngay các thông tin xấu, độc trên không gian mạng.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Chế độ làm việc và báo cáo

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin xấu, độc trên mạng. Khi phát hiện những thông tin xấu, độc trên mạng phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị liên quan cùng biết.

2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương khi phát hiện những vấn đề bất cập trên không gian mạng có liên quan đến cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa phương mình thì phải chủ động tổ chức xác minh, xử lý theo quy định và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình, kết quả xử lý thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ vào tình hình thực tiễn, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy chế phối hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và đề xuất hướng giải quyết.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.

2. Các cơ quan, đơn vị, Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, tổ chức thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được giao tại Quy chế này.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.


V. Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 08/8/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­

                    Số:  13 /CT- UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                   

Hải Phòng, ngày  08  tháng  8   năm 2022

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo,

quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố


Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố quan tâm triển khai thực hiện Luật Báo chí năm 2016, Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND, ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, định hướng dư luận trên địa bàn thành phố, báo chí thực sự là cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Nhiều thông tin báo chí phản ánh được lãnh đạo thành phố, sở, ngành, quận, huyện kịp thời chỉ đạo, xử lý tạo niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, chưa tổ chức xử lý nhanh nhạy, kịp thời những vấn đề báo chí phản ánh liên quan đến cơ quan, đơn vị, địa phương, hình thành các “điểm nóng” về dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, khó khăn trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của thành phố, địa phương. Hoạt động của một số phóng viên, nhất là cộng tác viên một số cơ quan báo chí Trung ương và các địa phương khác trên địa bàn thành phố chưa tuân thủ Luật Báo chí, còn biểu hiện tiêu cực trong tác nghiệp; một số bài viết phản ánh phiến diện, một chiều, thiếu tính xây dựng…

Để tăng cường sự lãnh đạo trong công tác chỉ đạo, định hướng và quản lý nhà nước về báo chí trên địa bàn thành phố theo Quy định số 426-QĐ/TU ngày 03/11/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về sự phối hợp giữa các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm:

- Thực hiện nghiêm Quyết định số 42/2017/QĐ-UBND, ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định 664/QĐ-UBNĐ ngày 01/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy chế phối hợp theo dõi, xử lý thông tin xấu, độc trên không gian mạng và các quy định pháp luật liên quan; chủ động rà soát, cung cấp danh sách Người phát ngôn của cơ quan, đơn vị khi có sự thay đổi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp.

- Chủ động nắm bắt thông tin báo chí phản ánh hàng ngày, phân tích và phối hợp thực hiện kịp thời chế độ phản hồi thông tin theo quy định của Luật Báo chí đối với những thông tin có cơ sở xác định không chính xác hoặc gây hiểu lầm trong đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, thông suốt; kịp thời nắm bắt thông tin dư luận, chủ động cung cấp tài liệu, thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí, truyền thông bằng nhiều hình thức.

- Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm các vụ việc sai phạm mà báo chí nêu, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra “điểm nóng”, phức tạp về thông tin, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố khi phát hiện phóng viên, nhà báo vi phạm các quy định, các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động báo chí; lợi dụng danh nghĩa báo chí để thực hiện động cơ, mục đích cá nhân.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ban Dân vận Thành ủy

- Tăng cường nắm bắt dư luận về phản hồi thông tin báo chí tại địa phương, đơn vị; kịp thời chỉ đạo định hướng công tác tuyên truyền, không để trở thành điểm nóng dư luận xã hội.

- Chủ động việc nắm bắt dư luận xã hội, phát hiện sớm các hoạt động chống phá, những thông tin xấu, độc của các thế lực thù địch, phần tử xấu để kịp thời tuyên truyền, đấu tranh phản bác và định hướng dư luận xã hội.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố kiến nghị xử lý cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên vi phạm các quy định của Luật Báo chí.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ động rà soát, tổng hợp báo cáo hàng ngày các vấn đề báo chí quan tâm, tham mưu tổ chức họp báo định kỳ, đột xuất hoặc phối hợp cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho báo chí bằng văn bản hoặc hình thức khác phù hợp. Đối với các thông tin báo chí mang tính nhạy cảm, phức tạp về cơ quan, đơn vị hoặc cần nhanh chóng phản hồi, Sở Thông tin và Truyền thông thông kịp thời thông báo cho Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đó để nắm bắt, xử lý.

- Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin, xử lý thông tin báo chí, các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm thuộc lĩnh vực của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

- Hướng dẫn, phổ biến cho các  cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân về các Tiêu chí nhận diện “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí; kịp thời nhận diện, giám sát, khắc phục, chấn chỉnh, xử lý những dấu hiệu chệch hướng, nhằm tạo ra môi trường lành mạnh cho sự phát triển của truyền thông hiện đại.

- Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin, báo chí, mạng xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm trong hoạt động thông tin, báo chí và trên không gian mạng.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành uỷ và Hội Nhà báo thành phố định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan báo chí trên địa bàn.

- Phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng danh nghĩa nhà báo gây phiền hà, sách nhiễu cho các địa phương, đơn vị. 

- Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ phục vụ công tác quản lý, phát hiện, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông; thường xuyên cập nhật danh sách Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên Cổng thông tin điện tử thành phố.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý thông tin báo chí; kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở, báo cáo viên, tuyên truyền viên…

  4. Công an thành phố

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý kịp thời các sai phạm trong hoạt động thông tin, báo chí và trên không gian mạng trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông của thành phố và các cơ quan báo chí trung ương trên địa bàn tăng cường thông tin chính thống, kịp thời định hướng dư luận, lan tỏa thông tin tích cực, nâng cao nhận thức của Nhân dân trước những thông tin sai sự thật, các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia.

5. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố

- Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân thành ph, thông qua các hình thức: tổ chức các cuộc họp báo định kỳ, đột xuất; chủ động cung cấp thông tin tại các hội nghị giao ban báo chí...

- Tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh kịp thời các vấn đề phát sinh, dư luận quan tâm, không để trở thành điểm nóng dư luận; đề xuất kiểm điểm trách nhiệm cá nhân trường hợp không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực báo chí.

6. Sở Ngoại vụ

- Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và các cơ quan chức năng liên quan trong công tác định hướng nội dung và quản lý, theo dõi hoạt động của các đoàn phóng viên, báo chí nước ngoài tới thành phố tác nghiệp theo quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh đối ngoại trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan trong việc cập nhật và giải quyết kịp thời các vấn đề báo chí có yếu tố nước ngoài liên quan trực tiếp tới hình ảnh, vị thế, uy tín của thành phố phù hợp với quy định của pháp luật, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố và định hướng của Bộ Ngoại giao.

7. Hội Nhà báo thành phố

- Tăng cường công tác quản lý hội viên; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam; Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và quy định đạo đức nghề nghiệp cho các hội viên, phóng viên, nhà báo.

8. Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của địa phương; tăng cường bài viết, phóng sự mang tính phản biện xã hội để định hướng và tạo ra hiệu ứng dư luận tốt trong xã hội; đấu tranh phòng, chống tham những, tiêu cực, lãng phí.

- Chủ động, kịp thời tuyên truyền định hướng thông tin các sự việc nhạy cảm, có diễn biến phức tạp để Nhân dân hiểu đúng bản chất, nội dung của sự việc, tạo dư luận đồng thuận trong Nhân dân.

- Tăng cường quản lý phóng viên, cộng tác viên của cơ quan báo chí, không để xảy ra các vụ việc vi phạm trong hoạt động báo chí.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị này; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Thông tin và Truyền thông) các khó khăn, vướng mắc để được xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- TTTU, TTHĐND TP;

- CT, các PCT UBND TP

- Ủy ban MTTQVN TP;

- Các tổ chức chính trị - xã hội TP;

- BTGTU;

- Sở, ban, ngành;

- UBND các quận, huyện

- CVP, các PCVP UBND TP;

- Đài PTTHHP, Báo HP;

- Các phòng CV;

- CV: TH

- Lưu VT.

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Tùng

Phần III

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BÁO CHÍ, NGHỊ ĐỊNH SỐ 09/2017/NĐ-CP VỀ VIỆC PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN

CHO BÁO CHÍ CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

         

A- HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

(Theo Luật Báo chí năm 2016)

   

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁO CHÍ

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân.

- Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí…

- Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân.

- Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

- Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ (Điều 9 Luật Báo chí)

1.  Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

- Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

- Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;

- Gây chiến tranh tâm lý.

2. Đăng, phát thông tin có nội dung:

- Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

- Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

- Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

5. Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

Description: hanh vi bi cam

9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.

11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin có nội dung như trên.

Description: h

CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ (Điều 38 Luật Báo chí)

1. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã cung cấp. Việc cung cấp thông tin cho báo chí có thể bằng văn bản, trên trang thông tin điện tử tổng hợp, họp báo, trả lời phỏng vấn và các hình thức khác. Cơ quan báo chí phải sử dụng chuẩn xác nội dung thông tin được cung cấp và phải nêu rõ xuất xứ nguồn tin.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:

a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;

b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;

c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;

d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.

3. Đối với vụ án đang trong quá trình Điều tra, truy tố mà chưa được xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

4. Cơ quan báo chí và nhà báo có quyền và nghĩa vụ không Tiết lộ người cung cấp thông tin, trừ trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin; các cơ quan bảo vệ pháp luật có trách nhiệm phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên bảo vệ người cung cấp thông tin.

5. Cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm cử người phát ngôn, thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí định kỳ và đột xuất, bất thường.

Chính phủ quy định chi Tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước.

PHẢN HỒI THÔNG TIN TRÊN BÁO CHÍ (Điều 43 Luật Báo chí)

1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có căn cứ cho rằng cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình hoặc gây hiểu lầm làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của mình thì có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.

2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thời Điểm đăng, phát thực hiện theo quy định về đăng, phát cải chính tại Khoản 5 Điều 42 của Luật này.

Trường hợp không nhất trí với ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan báo chí vẫn phải đăng, phát ý kiến phản hồi đó và có quyền thông tin tiếp để làm rõ quan Điểm của mình.

Sau ba lần đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cơ quan báo chí mà không có sự nhất trí giữa hai bên thì cơ quan báo chí có quyền ngừng đăng, phát; cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng, phát thông tin của các bên có liên quan.

3. Cơ quan báo chí có quyền không đăng, phát ý kiến phản hồi của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu ý kiến đó vi phạm pháp luật, xúc phạm đến uy tín của cơ quan báo chí, danh dự, nhân phẩm của tác giả tác phẩm báo chí, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.

4. Khi đăng, phát ý kiến phản hồi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân phản hồi thông tin;

b) Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát bị phản hồi thông tin.

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ BÁO (Điều 25 Luật Báo chí)

1. Quyền của Nhà báo

- Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp.

- Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật.

- Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định.

- Được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai; được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp; được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật;

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ báo chí.

- Khước từ việc tham gia biên soạn hoặc thể hiện tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của Nhà báo

- Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

- Bảo vệ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các tư tưởng, hành vi sai phạm.

- Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật.

- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật.

- Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN

1. Đối với nhà báo: Khi đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ Nhà báo.

Description: ảnh thẻ nhà báo

Mẫu thẻ nhà báo giai đoạn 2021-2025

2. Đối với phóng viên: Đối với người chưa được cấp thẻ nhà báo, khi được cơ quan báo chí cử đi hoạt động nghiệp vụ hoặc cử đi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có Giấy giới thiệu hợp pháp (đúng quy định của pháp luật cả về thể thức và nội dung). Việc không chấp nhận Giấy giới thiệu hợp pháp, với mục đích tác nghiệp hợp pháp, là hành vi cản trở báo chí hoạt động (Theo Điều 9 Luật Báo chí năm 2016).

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền từ chối làm việc hoặc cung cấp thông tin cho người chưa được cấp thẻ nhà báo nếu xét thấy thể thức và nội dung của giấy giới thiệu không đúng với quy định của pháp luật. Ví dụ, trong trường hợp giấy giới thiệu chỉ ghi rất chung chung là “lấy tin, viết bài” mà không ghi rõ nội dung, lĩnh vực làm việc cụ thể thì cơ quan, tổ chức có quyền từ chối làm việc hoặc cung cấp thông tin (Theo Văn bản số 2595/BTTTT-CBC ngày 14/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phối hợp triển khai quy hoạch báo chí).

B. PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

(Theo Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước)

NGƯỜI THỰC HIỆN PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO  BÁO CHÍ

1. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố;

- Người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên;

- Người được Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền phát ngôn.

2. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và các tổ chức cấp thành phố thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương:

- Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;

- Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan hành chính không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó là người được giao phụ trách cơ quan thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

3. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã;

- Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

4. Việc ủy quyền phát ngôn được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định.

Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của người được ủy quyền phát ngôn, văn bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước hoặc niêm yết tại trụ sở (đối với Ủy ban nhân dân cấp xã chưa có trang thông tin điện tử) trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ký văn bản ủy quyền.

Người phát ngôn thường xuyên, người được ủy quyền phát ngôn không được ủy quyền tiếp cho người khác.

5. Thông tin về người phát ngôn của các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail phải được công bố bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước.

6. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước không là người được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội thông tin đã cung cấp.

HÌNH THỨC PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ

- Tổ chức họp báo.

- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử hoặc trang mạng xã hội chính thức của cơ quan hành chính nhà nước.

- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.

- Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.

- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do trung ương, địa phương tổ chức khi được yêu cầu.

- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí.

PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN ĐỊNH KỲ

1. Ủy ban nhân dân thành phố:

- Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử thành phố;

- Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí;

- Trường hợp cần thiết, tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí hàng tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức.

2. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, các tổ chức cấp thành phố thuộc cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương:

- Cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình;

- Cử người phát ngôn cung cấp thông tin tại họp báo của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND thành phố khi có yêu cầu;

- Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản; có thể thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức;

- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử;

- Cử người phát ngôn cung cấp thông tin tại họp báo của UBND thành phố khi có yêu cầu;

- Trường hợp cần thiết, tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản; thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin & Truyền thông tổ chức.

4. UBND cấp xã:

- Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của UBND huyện;

- Trường hợp cần thiết, UBND cấp xã cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí bằng văn bản hoặc các hình thức nêu trên.

PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỘT XUẤT, BẤT THƯỜNG

1. Khi xảy ra các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội hoặc khi dư luận xuất hiện nhiều ý kiến không thống nhất về một vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan hành chính nhà nước thì phải thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí để cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.

2. Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề quan trọng xảy ra.

3. Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng, phát thông tin sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng, phát ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định của pháp luật.

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI PHÁT NGÔN, NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN PHÁT NGÔN

1. Được nhân danh đại diện cơ quan phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

2. Có quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin.

3. Có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp quy định tại Luật báo chí.

4. Có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu cơ quan về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.

5. Trong trường hợp các cơ quan báo chí đăng, phát không chính xác nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đã phát ngôn, người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn có quyền nêu ý kiến phản hồi bằng văn bản đến cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí hoặc khởi kiện tại Tòa án.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ, NHÀ BÁO, PHÓNG VIÊN

1. Cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ nội dung phát ngôn và thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn, tên cơ quan hành chính nhà nước của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin mà người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đó.

2. Cơ quan báo chí phải đăng, phát ý kiến phản hồi của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn đối với các nội dung đăng tải không chính xác. Thời điểm đăng, phát thực hiện theo quy định tại Luật báo chí.


ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN

 PHẢN ÁNH CỦA NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP

Description: duongdaynong CBC

pHẦN iV

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN

(Theo Luật Tiếp cận thông tin năm 2016)

NGUYÊN TẮC BẢo ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN

- Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

- Thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.

- Việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

- Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

- Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

CHỦ THỂ THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG tin

- Công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật.

- Người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật.

- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người giám hộ.

- Người dưới 18 tuổi yêu cầu cung cấp thông tin thông qua người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp luật về trẻ em và luật khác có quy định khác.

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ, trì hoãn việc cung cấp thông tin; hủy hoại thông tin; làm giả thông tin.

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin để chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại chính sách đoàn kết, kích động bạo lực.

- Cung cấp hoặc sử dụng thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, gây kỳ thị về giới, gây thiệt hại về tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.

THÔNG TIN CÔNG DÂN ĐƯỢC TIẾP CẬN

Công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận.

THÔNG TIN CÔNG DÂN KHÔNG ĐƯỢC TIẾP CẬN

- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.

Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận

- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.

THÔNG TIN CÔNG DÂN ĐƯỢC TIẾP CẬN CÓ ĐIỀU KIỆN

- Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh được tiếp cận trong trường hợp chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đồng ý.

- Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được tiếp cận trong trường hợp được người đó đồng ý; thông tin liên quan đến bí mật gia đình được tiếp cận trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

-  Người đứng đầu cơ quan nhà nước quyết định việc cung cấp thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng theo quy định của luật có liên quan mà không cần có sự đồng ý theo quy định.

PHẠM VI VÀ TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN

1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra, trừ trường hợp thông tin không được tiếp cận; đối với trường hợp thông tin được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình tạo ra và thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trừ trường hợp thông tin không được tiếp cận; đối với trường hợp thông tin được tiếp cận có điều kiện thì cung cấp thông tin khi có đủ điều kiện theo quy định.

2. Cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin, trừ các trường hợp sau đây:

+ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm cung cấp thông tin do Đoàn đại biểu Quốc hội tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

+ Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

+ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cung cấp thông tin do Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo ra và thông tin do mình tạo ra;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp cho công dân cư trú trên địa bàn thông tin do mình và do các cơ quan ở cấp mình tạo ra, thông tin do mình nhận được để trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; cung cấp cho công dân khác thông tin này trong trường hợp liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ;

+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định đầu mối thực hiện cung cấp thông tin trong hệ thống tổ chức của mình.

CÁCH THỨC TIẾP CẬN THÔNG TIN

Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức sau:

- Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

THÔNG TIN CƠ QUAN NHÀ NƯỚC PHẢI CÔNG KHAI

1. Văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước;

2. Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước;

3. Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; nội dung và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước mà đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;

4. Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước;

5. Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện, quyết toán ngân sách đối với các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân sách nhà nước;

6. Thông tin về phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, các loại quỹ;

7. Thông tin về danh mục dự án, chương trình đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn;

8. Thông tin về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp; báo cáo giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp và cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thông tin về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

9. Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, môi trường; kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng, an toàn thực phẩm, an toàn lao động;

10. Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết các công việc của Nhân dân; nội quy, quy chế do cơ quan nhà nước ban hành;

11. Báo cáo công tác định kỳ; báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; cơ sở dữ liệu quốc gia ngành, lĩnh vực; thông tin về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học;

12. Danh mục thông tin phải công khai theo quy định; tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước hoặc người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin;

13. Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;

14. Thông tin về thuế, phí, lệ phí;

15. Thông tin khác phải được công khai theo quy định của pháp luật.

 Ngoài thông tin quy định trên, căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan nhà nước chủ động công khai thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.

HÌNH THỨC, THỜI ĐIỂM CÔNG KHAI THÔNG TIN

1.  Các hình thức công khai thông tin bao gồm:

- Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Đăng Công báo;

- Niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước và các địa điểm khác;

- Thông qua việc tiếp công dân, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Các hình thức khác thuận lợi cho công dân do cơ quan có trách nhiệm công khai thông tin xác định.

Đối với đối tượng là người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ngoài các hình thức quy định trên, cơ quan nhà nước xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện tiếp cận thông tin của công dân.

2. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan; trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày tạo ra thông tin, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải công khai thông tin.

THÔNG TIN BẮT BUỘC PHẢI CÔNG KHAI TRÊN CỔNG/TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

1. Văn bản quy phạm pháp luật; điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.

2. Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.

3. Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.

4. Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay.

5. Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan, người làm đầu mối tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin.

6. Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về danh mục và kết quả thực hiện chương trình, đề tài khoa học.

7. Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó phải nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin.

8. Các thông tin nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.

9. Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải đăng trên cổng/trang thông tin điện tử.

THÔNG TIN ĐƯỢC CUNG CẤP THEO YÊU CẦU

1. Thông tin phải được công khai theo quy định, trong thời hạn công khai nhưng chưa công khai; thông tin hết thời hạn công khai theo quy định; thông tin được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.

2. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong trường hợp được các thành viên gia đình đồng ý.

3. Thông tin liên quan đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người yêu cầu cung cấp thông tin nhưng không thuộc loại thông tin phải công khai và thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

4. Ngoài những thông tin trên, căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn, điều kiện và khả năng thực tế của mình, cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác do mình tạo ra hoặc nắm giữ.

HÌNH THỨC YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN

Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau:

1. Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.

2. Gửi phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.

HÌNH THỨC, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CUNG CẤP THÔNG TIN THEO YÊU CẦU

1. Cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin

- Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì người yêu cầu cung cấp thông tin được trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc yêu cầu cung cấp ngay bản sao, bản chụp tài liệu;

- Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn thì chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để nhận thông tin hoặc thông báo bằng văn bản về việc từ chối cung cấp thông tin;

Trường hợp cần thêm thời gian thì có thể gia hạn, nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc.

2. Cung cấp thông tin qua mạng điện tử

- Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin;

- Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc thông báo bằng văn bản về việc từ chối cung cấp thông tin;

Trường hợp cần thêm thời gian thì có thể gia hạn, nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc.

3. Cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax

- Đối với thông tin đơn giản, có sẵn có thể cung cấp ngay thì chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin;

- Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải thông báo bằng văn bản về thời hạn giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin. Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ, cơ quan được yêu cầu phải cung cấp thông tin hoặc thông báo bằng văn bản về việc từ chối cung cấp thông tin;

Trường hợp cần thêm thời gian thì có thể gia hạn, nhưng tối đa không quá 15 ngày làm việc;

Cơ quan được yêu cầu cung cấp thông tin phải có văn bản thông báo về việc gia hạn trong thời hạn cung cấp thông tin.

TỪ CHỐI CUNG CẤP THÔNG TIN

Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin và phải thông báo văn bản và nêu rõ lý do từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau:

- Thông tin công dân không được tiếp cận; thông tin không đáp ứng các điều kiện về thông tin công dân được tiếp cận có điều kiện;

- Thông tin được công khai theo quy định (trừ thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa công khai; thông tin hết thời hạn công khai; thông tin đang công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được);

- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;

- Thông tin đã cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;

- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động đến hoạt động bình thường của cơ quan;

- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.

Phần V

MỘT SỐ KỸ NĂNG TIẾP XÚC VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN BÁO CHÍ

  I. NHẬN DIỆN VÀ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

  1. Khủng hoảng truyền thông là gì?

  - Khủng hoảng truyền thông là một sự kiện bất ngờ xảy ra có nguy cơ gây tổn hại cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, được khơi mào trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc mạng xã hội.

  - Một số loại khủng hoảng: Khủng hoảng phát ngôn, khủng hoảng hành vi, khủng hoảng chính sách…

  2. Nguyên nhân khủng hoảng truyền thông

  - Bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn;

  - Do con người (sơ suất hoặc xuất phát từ mục đích xấu);

  - Khủng hoảng do tai nạn (tai nạn giao thông, lao động);

  - Thảm hỏa công nghiệp (vụ nổ, cháy gây thiệt hại; rò rỉ phóng xạ, hóa chất, tràn dầu…)

  - Những sự cố do trang thiết bị hư hỏng (Hệ thống máy tính bị trục trặc, Lỗi trong khâu vận hành, Hệ thống truyền thông bị hư hỏng, hệ thống bảo vệ bị trục trặc)

  - Những cuộc tấn công về kinh tế (Các công ty tẩy chay nhau; Bị đối thủ thao túng hoặc thôn tính, Cổ phiếu của tổ chức bị giảm giá)

- Bị phá hoại, khủng bố (Bị đe dọa bắt cóc, tống tiền, Bị tấn công, khủng bố, Scandal

- Những vấn đề trong nội bộ tổ chức (do sơ suất trong phát ngôn của lãnh đạo, bị vu khống, có hiện tượng tham ô, ăn cắp, Mất đoàn kết nội bộ, chia bè phái, tranh giành quyền lực, có sai lầm trong văn hóa tổ chức của công ty, sa thải nhân viên/kiện tụng/đình công, bãi công).

  3. Nhận diện khủng hoảng truyền thông.

  - Khủng hoảng xảy ra bất ngờ, lan truyền nhanh; nhiều thông tin nhưng thông tin nhiễu, không kiểm soát được thông tin.

  - Chưa có thông tin, kết luận, quan điểm chính thức, cơ quan có trách nhiệm chưa lên tiếng.

   - Dư luận đang trông chờ cơ quan có thẩm quyền lên tiếng.

  4. Mục đích của kiểm soát khủng hoảng truyền thông.

  - Giành quyền diễn giải sự việc, không để đối phương diễn giải sự việc theo cách bất lợi cho cơ quan, đơn vị.

  - Chấm dứt khủng khoảng, hạn chế thiệt hại.

  - Tránh tình trạng công chúng hiểu sai bản chất sự việc (làm rõ bản chất sự việc).

  - Khôi phục niềm tin của công chúng

  - Nhằm bảo vệ, giữ gìn, nâng cao uy tín của cơ quan và người lãnh đạo cơ quan trong tình huống khủng hoảng (bằng việc thể hiện trước công chúng về trình độ, năng lực, hành động minh bạch, giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc, đưa ra giải pháp hợp lý).       

Description: xu ly khung hoang truyen thong

  5. Các bước tiến hành.

  - Xác lập những “vấn đề” về thông tin, nhận diện khủng hoảng (nguyên nhân khủng hoảng là gì, dư luận đang hiểu vấn đề như thế nào, xem xét các dữ kiện, thông tin cần phải cung cấp cho báo chí? Thông tin đang bị nhiễu là gì? ).

  - Xác định người đủ thẩm quyền làm đầu mối cung cấp thông tin cho báo chí.

  - Xác lập phương tiện truyền tải thông tin đến công chúng kịp thời, hiệu quả: truyền hình, đài phát thanh, báo điện tử, cổng thông tin điện tử, báo in.

  - Xác lập phương thức phù hợp cung cấp thông tin đến các cơ quan báo chí, truyền thông: thông cáo báo chí, họp báo, trả lời phỏng vấn...Sử dụng trang website của cơ quan, đơn vị để cung cấp thông tin chính thống.

  - Ngay sau khi sự việc xảy ra, cần công bố thông tin ban đầu và điểm lại sự kiện, xem xét vấn đề một cách nghiêm túc, đưa ra tuyên bố. Chỉ tổ chức họp báo khi có đầy đủ thông tin.

  Cần tránh tình trạng im lặng và né tránh; không nên nói dối, phủ nhận hay che đậy vì có thể bị coi là thách thức dư luận. Do vậy, nên nhìn thẳng vào thực tế, thừa nhận và nói rõ sự thật.

  - Thông tin gửi tới truyền thông phải đảm bảo chính xác, trung thực, càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ từ khi xảy ra khủng hoảng là tốt nhất).

  - Người phát ngôn nên lên tiếng sớm, xuất hiện sớm, cung cấp thông tin phải cập nhật, thống nhất, chính xác, trung thực, tự tin, lưu loát. Phát ngôn và hành động phải nhất quán. Luôn lấy lợi ích của cộng đồng, nhân dân làm trung tâm trong quá trình xử lý khủng hoảng truyền thông.

  Người phát ngôn khi trả lời, cung cấp thông tin cho báo chí nên có giữ thái độ thân thiện, bình tĩnh, tự tin, khiêm tốn và tiếp cận sự việc với thái độ tích cực; trả lời một cách rõ ràng, khúc triết, đi thẳng vào vấn đề, chuẩn bị những thông điệp và bám vào thông điệp trong suốt quá trình trả lời.

- Theo dõi phản ứng của dư luận.

- Bước 1: Xác định nội dung trong bài viết: Đúng; vừa đúng vừa sai, sai hoàn toàn

- Bước 2: Phân tích, đánh giá mức độ thiệt hại.

Lựa chọn phương án xử lý hiệu quả nhất, bảo đảm lợi ích toàn diện, toàn cục, của các chủ thể liên quan.

Việc đánh giá cần thực hiện khẩn trương, kịp thời; có tối thiểu 2 phương án xử lý để lựa chọn.

- Bước 3: Xử lý sự cố

Căn cứ tình hình thực tế, tùy từng vụ việc thực hiện:

(1) Phân tích, dự báo diễn biến, kịch bản vụ việc với các phương án khác nhau.

(2) Liên hệ phóng viên, lãnh đạo Báo, cơ quan chủ quản của Báo để sửa thông tin sai sự thật.

Đồng thời, người phát ngôn, cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin chính thống bằng văn bản, gửi báo đã đăng đề nghị cải chính; gửi tối thiểu 05 báo khác để đăng tải thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan.

(3) Thực hiện đợt làm mới thông tin hoặc dẫn dắt dư luận đến những thông tin đáng chú ý khác.

  II. HỌP BÁO

  1. Họp báo là gì?

  Họp báo là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước đại diện cơ quan báo chí, nhà báo để công bố, tuyên bố, giải thích trả lời các nội dung có liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

  2. Khi nào tổ chức họp báo?

  - Khi cần chuyển nhiều thông tin tới nhiều phóng viên trong cùng một thời gian.

  - Cung cấp thông tin chính thức.

  - Làm nổi bật, điểm nhấn thông tin cho một sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện

  - Đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm thông tin của phóng viên báo chí.

  * Lưu ý:

  - Chỉ họp báo khi đã sẵn sàng cung cấp thông tin cho báo chí.

  - Họp báo trước sự kiện: Để quảng bá, thu hút sự chú ý, tạo thuận lợi cho sự khởi đầu. (Năm du lịch, Lễ hội, chương trình văn hóa).

  - Họp báo sau sự kiện: Để làm nổi bật thành công, kết quả, gây tiếng vang khi khép lại một sự kiện.

  3. Địa điểm tổ chức họp báo.

  - Tại nơi xảy ra sự kiện.

  - Tại trụ sở cơ quan.

  - Tại địa điểm khác (khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm báo chí).

  - Họp báo ngay tại nơi/ngay khi xảy ra sự việc, sự kiện, đặc biệt đối với những sự việc, sự kiện nóng hổi, thời sự, cần thông tin ngay.

  4. Công tác chuẩn bị khi tổ chức họp báo.

  - Xây dựng văn bản đề nghị cho phép tổ chức họp báo, cung cấp hồ sơ theo quy định tại Điều 41 Luật Báo chí năm 2016.

  - Xác định mục tiêu, vấn đề cần tổ chức họp báo.

  - Xác định thời điểm, thời gian, thời lượng (không nên dài quá 60 phút)

  - Xác định người chủ trì họp báo (Lãnh đạo, Người Phát ngôn). Nếu vấn đề rộng, có thể mời cơ quan liên quan đồng chủ trì.

  - Lên danh sách các cơ quan báo chí được mời dự họp báo.

  - Gửi giấy mời. Đối với họp báo khẩn cấp: Ngoài gửi, email, fax giấy mời, nên gọi điện trực tiếp.

  - Chuẩn bị hội trường/phòng họp, tạo điều kiện thuận lợi cho phóng viên báo chí tác nghiệp.

  - Chuẩn bị nội dung họp báo:

  + Lựa chọn thông điệp, thông tin cần nêu tại cuộc họp báo.

  + Dự kiến các thông tin cơ bản về vấn đề, sự việc, sự kiện (có tài liệu kèm theo để người chủ trì họp báo có căn cứ trả lời các câu hỏi của phóng viên).

  + Chuẩn bị các tư liệu bổ trợ nếu cần (băng hình, hình ảnh,...) nếu có.

  - Chuẩn bị thông cáo báo chí.

   5. Chương trình họp báo:

  - Công tác tổ chức (Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và các thành phần dự, nêu mục đích họp báo, giới thiệu người chủ trì cuộc họp báo).

  - Thông tin cơ bản về vấn đề, sự việc, sự kiện trọng tâm của cuộc họp báo.

  - Giải đáp các câu hỏi của phóng viên báo chí nêu tại cuộc họp báo.

  - Kết thúc họp báo./.

           
            Tải tài liệu đính kèm tại đây
TIN MỚI NHẤT
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0
 CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Địa chỉ: 62 Võ Thị Sáu, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng

Điện thoại: 0225.3736907 - Fax: 0225.3736907

Email: tiepdan_sotttt@haiphong.gov.vn

Trưởng ban biên tập: Phạm Văn Tuấn - Giám đốc Sở

Copyright © Cổng thông tin điện tử Sở Thông Tin Và Truyền Thông.

Chung nhan Tin Nhiem Mang